Cùng tìm hiểu chi tiết 3 vấn đề trên:
Đầu tiên, cần phải tiến hành khảo sát xem kế hoạch mở đại lý có tính khả thi hay không bằng những việc làm cụ thể:
Tìm hiểu xem có bao nhiêu đại lý sơn quanh khu vực dự định kinh doanh. Ghi chú lại họ bán những hãng sơn nào
Lí do 1: Đại lý đi trước chiếm được thị trường trước, có nhiều mối quan hệ quanh khu vực
Lí do 2: Đại lý đi trước bán được nhiều hàng ( doanh số lớn) thì càng nhận được chiết khấu cao. Mình đi sau, doanh số bé rất bất lợi về giá
Lí do 3: Với tâm lý thà lãi ít còn hơn mất khách, các đại lý cạnh tranh nhau về giá, 2 bên cùng “cắt máu”, bán phá giá- tăng chiết khấu cao- bán rất rẻ cho chủ nhà-> càng ngày không còn lợi nhuận duy trì, dẫn đến thua lỗ
Để mở đại lý các hãng sơn nên liên hệ trực tiếp tới tổng đài của nhà máy
Hãng Dulux – 1900 555 561 | Hãng Nippon – 1800 6111 |
Hãng CTmax – 1900 866 651 | Hãng Jotun – (84-24) 3 5120973 |
Hãng Kova – 1900 63 64 51 | Hãng Spec- Miền Bắc (0241) 384 7083 Miền Nam (028) 3875 2960 |
Hãng Jymec- 1900 8902 | Hãng Oexpo & Mykolor – 1800 6600 |
Một trong những nguyên nhân thất bại lớn nhất là chọn hãng sơn không phù hợp
» Lí do 1: Khác với thầu thợ thi công xong chủ nhà không biết mình là ai, thì với đại lý bán sơn chất lượng thấp khi xảy ra sự cố chủ nhà sẽ đến tận nơi phản ánh -> mất hết uy tín -> thử nghĩ xem cảnh tượng mâu thuẫn sẽ xảy ra như thế nào?
» Lí do 2: Thấy hãng sơn quá nổi tiếng nhiều người ưa chuộng nên lao vào kinh doanh -> cạnh tranh nội bộ các đại lý cùng 1 hãng -> thi nhau tăng chiết khấu -> lâu dần không đủ chi phí duy trì -> thất bại
A, Hãng sơn có thương hiệu nổi tiếng:
Ưu điểm
Nhược điểm
B, Hãng sơn chưa nổi tiếng:
Nhược điểm
Ưu điểm
=> Kinh nghiệm: Có thể kinh doanh khoảng 2 hãng sơn: 1 hãng sơn có thương hiệu để lấy tiếng và 1 hãng sơn chưa nổi tiếng có chất lượng tốt để đảm bảo nguồn thu nhập, cũng như mọi nhu cầu của khách hàng
Mỗi hãng sơn sẽ có mức giá- chiết khấu khác nhau, nó sẽ thay đổi theo thời gian, thay đổi khi doanh số lớn và không công khai, chỉ khi đăng ký làm đại lý mới có văn bản. Có 2 loại giá cần tìm hiểu là:
Khi theo đại lý cấp 1, đại lý sẽ phải ký doanh số cam kết nhập sơn 1 năm khoảng 2 tỷ- 3 tỷ- 5 tỷ… chia theo từng tháng. Nếu nhập sơn đúng cam kết từng tháng, từng quý và cả năm thì đại lý nhận được khoản thưởng chiết khấu
Ví dụ: Giá gốc đại lý ( chưa chiết khấu) là 4tr/1 thùng, khi mua 1 thùng sơn từ nhà máy đại lý được chiết khấu luôn 9%
Khi ký Doanh số 2 tỷ/ 1 năm. Chương trình có thể bao gồm:
Chạy đủ chương trình tháng 200tr, thì sau 2 tháng trả thưởng chiết khấu 10% nữa
Chạy đủ chương trình quý 600tr, quý sau trả thưởng 3%
Chạy đủ doanh số cả 1 năm 2 tỷ như đã ký, thì cuối năm nhận chiết khấu 3%
Tổng cả năm nhận chiết khấu 25% NẾU CHẠY ĐỦ DOANH SỐ -> 1 thùng sơn giá 4tr chiết khấu 25% còn lại 3tr/ 1 thùng.
Nói cách khác: đại lý được giảm tổng tiền chiết khấu là 1tr. Và khoản 1tr này nhà máy trả dần. Có hãng sơn trả 1tr này là tiền mặt. Có hãng trả bằng tivi, tủ lạnh, vàng, xe máy… Có hãng không trả tiền mặt, mà 1tr này chỉ được dùng để mua sơn từ nhà máy ( chính sách giữ chân đại lý)
Ví dụ:
Giá đại lý: 1 thùng sơn mua từ nhà máy với giá 4tr chiết khấu 25% còn 3tr
Giá thị trường bán lẻ: 1 thùng sơn có giá 7tr chiết khấu 50% còn 3tr5
→ Lợi nhuận = 3tr5 – 3tr = 500,000 VNĐ
NHƯNG cần khảo sát giá thị trường bán lẻ vì rất có thể: Các đại lý đi trước doanh số quá lớn-> họ được chiết khấu rất cao-> họ phá giá, bán lẻ rất rẻ, thậm chí bán lẻ cho nhà dân = giá bán cho thầu thợ
Đây là NGUYÊN NHÂN GÂY THẤT BẠI THẢM HẠI, đừng thấy đại lý khác nhiều người mua mà CỐ LAO VÀO MỞ ĐẠI LÝ SƠN GIỐNG HỌ
Ví dụ dễ hiểu : Nhập sơn từ nhà máy sau tất cả chiết khấu là 3,000,000/ 1 thùng sơn màu ngoại ABC . Nhưng các đại lý mở trước đã bán giá 3,250,000/ 1 thùng
→ Đại lý mình cần bán giá 3,250,000/ 1 thùng. Vậy lãi lý thuyết là 3,250,000 – 3,000,000 = 250,000 VNĐ / 1 thùng
Chi phí hoạt động của doanh nghiệp (thuê nhà, điện nước, xăng xe…) giả sử 15tr / 1 tháng
Trong 1 tháng, bán đủ 60 thùng màu ngoại ABC mới hòa vốn. Từ 61 thùng trở lên mới bắt đầu có lãi 250,000/ 1 thùng
» Trước kia người tiêu dùng rất thích được chiết khấu cao 40%-50%-60%-70% nên các hãng sơn cũng theo vậy mà đôn giá gốc bán lẻ rất cao-> sau đó chiết khấu cao cho đại lý- > đại lý cũng chiết khấu cao cho người tiêu dùng
Tuy nhiên hiện nay, người tiêu dùng thông minh hơn họ không còn bị thao túng về chiết khấu nữa mà quan tâm tới giá 1 thùng sơn sau chiết khấu là bao nhiêu hoặc bao nhiêu tiền 1 mét vuông. Thậm chí cảm thấy bị lừa mà không mua sản phẩm với giá gốc “ở trên trời “ và sau đó chiết khấu cao
Giá máy pha sơn + máy vi tính + máy rung lắc cũng tùy từng hãng nhưng thường dao động khoảng 200-250tr. Có hãng bán, có hãng không bán mà phải đạt đủ điều kiện sẽ được hỗ trợ sau khi mở đại lý cấp 1 được khoảng 3 tháng -> 5 tháng -> 1 năm tùy theo doanh số
Nhiều hãng sơn có phần mềm pha màu sơn vi tính sản xuất độc quyền( nếu họ đã độc quyền mà mua máy lậu sẽ bị tố cáo với pháp luật, hơn nữa không thể pha đúng mã màu và máy lậu chất lượng thường không đảm bảo)
Có hãng sơn bắt buộc tất cả sản phẩm đều pha màu tại nhà máy tránh mất bản quyền, lí do nữa là để tránh hàng giả, hàng pha tạp cho người tiêu dùng yên tâm chất lượng.
Mỗi hãng sơn sẽ có chính sách khác nhau
Với biển bảng thông thường có thể hỗ trợ ngay khi đăng ký cấp 1 hoặc sau 1-2-3 tháng
Với Showroom cần mở đại lý cấp 1 sau 3 tháng – 5 tháng mới được hỗ trợ
TẠI SAO SAU 1 NĂM MỚI BIẾT ĐƯỢC THẤT BẠI ?
Lí do 1: Hơn 90% các hãng sơn đều trả thưởng chiết khấu theo công nợ hàng tháng, quý, năm… khiến cho các đại lý mới “không biết đường nào” để hạch toán lãi lỗ
Tại sao các hãng sơn lại có chính sách đại lý như vậy? Có thể kể đến lý do sau:
Ví dụ thực tế: 1 thùng sơn giá gốc 4tr, giảm trực tiếp khi mua 10%, chỉ tiêu chương trình tháng là nhập đủ 200tr thưởng 9% , nhưng tháng đó mưa nhiều nên không bán được hàng -> chỉ nhập được 190tr thôi -> thực tế đại lý nhận 8,8% chiết khấu
Hoặc chỉ chạy được 160tr thôi thì nhận 8,5% chiết khấu…
Chương trình quý chạy đủ doanh số được 3% chiết khấu, nhưng nếu không đủ doanh số chỉ nhận dc 2,8%
Lí do 2: phần lớn chủ đại lý không DỰ TOÁN trước chi phí. Mà cứ làm việc tới đâu hạch toán tới đó. Không biết trong tháng lãi lỗ ra sao. Cuối năm thấy tổng tiền sụt giảm mới vỡ ra là thua lỗ
*Bài tham khảo thêm: Kinh nghiệm sơn nhà & Định mức sơn nhà
Đại lý sơn cấp 1 là tổ chức hoặc đơn vị có vốn lớn, có nơi trưng bày sản phẩm, có kho hàng, bộ phận vận chuyển và nhân lực tham gia vào quá trình phân phối sơn của nhà máy sản xuất
Đại lý cấp 1 còn được gọi là đại lý phân phối, trung tâm phân phối hoặc với vốn lớn, mô hình lớn gọi là công ty phân phối, nhà phân phối
Để đăng ký làm đại lý sơn cấp 1 bắt buộc phải có GIẤY PHÉP KINH DOANH: Công ty cổ phần hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Hộ kinh doanh
Kinh nghiệm của chúng tôi: Giấy phép kinh doanh có thể thuê dịch vụ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP tại các Văn Phòng Luật ( họ làm trọn gói mọi thứ nhanh gọn, chi phí khoảng 4tr) sau khoảng 5-7 ngày sẽ có kết quả
GIẤY TỜ BAO GỒM:
THỦ TỤC BẮT BUỘC sau khi đăng ký kinh doanh xong
Bắt buộc phải thuê thêm Kế toán thuế để xử lý hóa đơn, xuất hóa đơn VAT, báo cáo thuế quý- năm, đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, đóng bảo hiểm xã hội … Với kế toán thuế làm toàn thời gian khoảng 7tr – 9tr/1 tháng. Nhưng 1 tháng xuất dưới 15 hóa đơn thì chỉ cần thuê kế toán bán thời gian khoảng 1tr5 – 2tr/ 1 tháng
→ SAU KHI LÀM THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH XONG, LÀM VIỆC VỚI BÊN NHÀ MÁY SƠN ĐỂ KÝ HỢP ĐỒNG KINH TẾ, KÝ DOANH SỐ NHẬP SƠN
Đại lý sơn cấp 2 là đại lý nhỏ hơn của đại lý cấp 1. Đại lý sơn cấp 2 sẽ nhập hàng từ đại lý cấp 1 và chịu sự quản lý của hệ thống đại lý cấp 1. Phần trăm chiết khấu của cấp 2 sẽ không cao như cấp 1 nhưng không phải chịu sức ép về chỉ tiêu, doanh số sản phẩm như đại lý ở cấp 1
Để mở cửa hàng sơn cấp 2 chỉ cần tìm đại lý cấp 1 cung cấp sơn cho mình, hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài nhà máy hỏi địa chỉ đại lý cấp 1
Đại lý phân phối độc quyền( nhà phân phối sơn độc quyền) là doanh nghiệp DUY NHẤT trong một khu vực địa lý được phép mua, bán một hoặc một số mặt hàng của một hãng sơn
Nhà phân phối sơn độc quyền là doanh nghiệp lớn hơn Đại lý phân phối độc quyền . Nhà phân phối độc quyền cần số vốn lớn, mặt bằng to, có kho dự trữ, nhân sự đủ năng lực… thường sẽ phân phối cả nước hoặc miền Bắc hoặc miền Trung hoặc miền Nam hoặc độc quyền một tỉnh thành
Sau khi ký hợp đồng phân phối độc quyền với nhà sản xuất thì đại lý sẽ được pháp luật bảo hộ. Tất cả đơn vị khác đăng ký sau đều không được phép kinh doanh hãng sơn đó nữa
Ví dụ : Sau khi ký hợp đồng độc quyền với hãng sơn ABC tại huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình thì cả huyện Quỳnh Phụ chỉ duy nhất một mình đại lý của bạn được phép mua sơn ABC từ nhà máy. Và duy nhất mình đại lý của bạn được phép bán sơn ABC
Lợi ích: Không bị cạnh tranh nội bộ về giá -> không bị phá giá, do đó Lợi nhuận cao . Tuy nhiên, thương hiệu hãng sơn ABC chưa nổi tiếng thì đại lý cần tư vấn nhiều, nhưng thương hiệu ABC càng phát triển mạnh thì càng ngày đại lý độc quyền càng phát triển mạnh hơn
Giống như ĐẠI LÝ SƠN CẤP 1
Nhưng bổ sung thêm 1 bản hợp đồng ” Kinh doanh độc quyền sản phẩm” với nhà máy sơn
Sau khi ký hợp đồng, thông thường đại lý cần nhập đơn hàng khoảng 200tr-300tr-500tr… trong 1 tháng đầu tiên. Từ tháng sau trở đi sẽ tùy theo chính sách từng hãng
» Đại lý sơn cấp 2 là chọn lựa tối ưu và an toàn khi mới bắt đầu tham gia vào thị trường
Với đại lý vốn thấp, mới đầu nên mở đại lý cấp 2, rồi mới tăng dần lên đầu tư lớn làm đại lý cấp 1 khi đã có kinh nghiệm, khi đã có mối quan hệ, khi có thị trường, khi có uy tín, thương hiệu…
» Đại lý cấp 1: cần số vốn lớn để ôm hàng và chịu nhiều chi phí cơ hội. Mới đầu kinh doanh chưa có thị trường → Chưa bán được hàng nhiều→ Tồn kho
Hạn chế: Đã đăng ký cấp 1 thì cả chặng đường dài phải theo hãng sơn đó vì: Số tiền thưởng chiết khấu họ trả dần dần tới cuối năm, nếu đại lý bỏ ngang chừng thì sẽ mất thưởng, mất chiết khấu
Ví dụ: chương trình quý được 6% -> bỏ ngang chừng -> mất 6% . Nếu bỏ chương trình quý , tức là chương trình cả năm không đạt-> giả sử chương trình năm được 6%-> TỔNG mất 12%
Ngoài ra: số tiền thưởng chiết khấu, chương trình chỉ được mua sơn của chính nhà máy, họ không trả tiền mặt
Lợi thế: Chính sách hỗ trợ đại lý cấp 1 tốt hơn, được quan tâm và nhiều chương trình…càng doanh số cao càng được chiết khấu cao. Cạnh tranh tốt với các đại lý khác doanh số thấp trong khu vực
» Đại lý sơn độc quyền: cũng có khó khăn như đại lý cấp 1 và cũng cần số vốn như đại lý cấp 1 nhưng không cần cạnh tranh với đại lý cùng hãng vì cung cấp độc quyền. Do đó, lợi nhuận cao hơn
Hạn chế của mô hình này là: cần đăng ký sớm nếu không các đại lý đi trước đã đăng ký độc quyền hết rồi
*Dễ dàng nhận thấy: con đường mà ai cũng nhìn ra kiếm tiền dễ dàng thì thực ra đấy mới là con đường cạnh tranh và khó. Con đường có rủi ro thì mới là con đường thành công nhiều lợi nhuận
→ Theo quan điểm của chúng tôi, quan trọng nhất là tầm nhìn xa trông rộng của chủ doanh nghiệp
Theo kinh nghiệm của chúng tôi: Để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và quan trọng hơn hết là nhập được giá tốt tận gốc nên liên hệ trực tiếp tổng đài của nhà máy sản xuất in trên bao bì sản phẩm
*Lưu ý: Cần lập bảng tính toán số lượng sơn, số tiền sao cho phù hợp:
→ Ước lượng được các vấn đề này sẽ Tránh tồn kho quá nhiều-> tránh được đọng vốn
Sơn chống nóng mái tôn được Viện vật liệu xây dựng - Bộ xây dựng chứng nhận hiệu quả số 1 trên thị trường Việt Nam